Công nghệ PVD có thể mạ lên được những vật liệu nào?
Đây là câu hỏi khá thường xuyên từ khách hàng khi tim hiểu về mã PVD. Về cơ bản, lớp phủ PVD nói chung có thể phủ lên được hầu hết tất cả các chất liệu, từ inox, thép hợp kim, nhôm, nhựa đến film PET hay sợi dệt. Nhưng để tạo được lớp phủ phù hợp, ta cần sự hiểu biết sâu hơn về mục đích sử dụng, nhu cầu khách hàng và kết hợp một quá trình dài từ khâu tiền xử lý bề mặt, tẩy rửa, kết hợp các lớp PVD và hoàn thiện bề mặt.
1. Mạ phủ INOX à hướng đến mạ PVD lớp phủ có tác dụng trang trí.
Đây là vật liệu hoàn hảo đề mã mạ PVD. Công nghệ mạ PVD sẽ tạo lớp phủ với độ dày xấp xỉ micron với màu sắc theo yêu cầu. Lớp phủ có tác dụng làm đẹp, hạn chế trầy xước và ăn mòn. Do độ dày xấp xỉ micron, nên bề mặt ban đầu sẽ quyết định kết quả sau khi mạ. Nếu bề mặt bóng sẽ cho ra bề mặt có lớp phủ bóng, bề mặt xước hairline sẽ cho ra bề mặt phủ có đường hairline.
Thông thường các cấu kiện nội thất sẽ có kích thước lớn, vậy nên Quý khách hàng nên xem xét năng lực của các đơn vị thi công trước khi quyết định mang sản phẩm của mình tới xưởng gia công. Chi phí tạo ra lò mạ PVD rất lớn vậy nên để chọn được đơn vị uy tín trong ngành mạ PVD không phải dễ dàng.
2. Đối với mũi hợp kim carbide: mạ phủ pvd cứng.
Tuổi thọ và chiều dài đường cắt của mũi hợp kim carbide càng cao, lợi nhuận khách hàng càng lớn. Công nghệ mạ cứng PVD lên mũi tiện insert, mũi khoan, mũi phay. Các mũi cắt gọt từ Carbide vốn đã rất cứng và bền bỉ, sẽ cứng hơn nhiều lần và tuổi thọ dài hơn sau khi phủ cứng PVD. Độ cứng mũi carbide thông thường là 45 HRC, tương đương 440HV, lớp phủ Titanium Nitride từ PVD có độ cứng 1800HV đến 2100HV sẽ tăng tuổi thọ mũi carbide gấp 5 đồng thời khách hàng có thể cho mũi chạy với tốc độ cao hơn tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian. Lớp phủ TiAlN có độ cứng cao và khả năng chịu nhiệt, không cần làm mát bằng chất lỏng. Lớp phủ CrN trên khuôn mẫu tăng tuổi thọ khuôn, chất lượng bề mặt thành phẩm. Mũi Carbide mới hay đã mòn và được mài lại đều có thể mạ phủ PVD hiệu quả.
3. Đối với Antimon, đồng thau, sắt, nhôm.
Với các chi tiết từ antimony, đồng thau, sắt, nhôm, Công nghệ PVD sẽ phủ lớp mạ niken sáng bóng vừa hoặc bổ sung thêm lớp phủ mạ crom sáng bóng hoàn hảo theo yêu cầu khách hàng. Lớp phủ này tác dụng tạo nền vững chắc cho lớp mạ PVD. Độ bám dính và bền bỉ của lớp phủ PVD cứng chịu ảnh hưởng của nền, nền càng sáng, lớp phủ PVD càng sáng, nền càng cứng, lớp PVD càng phát huy hiệu quả bảo vệ.
4. Đối với nhựa, các vật liệu PVC
Đối với các chi tiết nhựa, PVC, đặc biệt là chi tiết không dẫn điện thường có chất lượng kém khi mạ bằng hóa học. Lớp phủ không sắc nét, không sáng bóng và không bền.Công nghệ PVD nhiệt bốc bay nhôm, tạo lớp phủ nhôm tinh khiết lên bề mặt nhựa, lớp phủ này len lỏi và các ngách hẹp trên bề mặt xốp của nhựa tạo thành lớp phủ dính chặt đồng nhất. Sau khi phủ PVD nhôm, chi tiết thường được sơn UV trong phòng sạch để tạo lớp bảo quản trong suốt siêu bền. Các chi tiết nhựa mạ PVD phổ biến là chóa đèn pha ô tô xe máy, ly, muỗng nhựa..v..v..
Kết luận:
Như vậy, hầu hết các vật liệu đều có thể sử dụng công nghệ PVD, tuy nhiên để đảm bảo độ bền vĩnh cửu trên các vật liệu Quý khách hàng hãy cân nhắc trước khi lựa chọn. Mọi thắc mắc quả quý khách vui lòng liên hệ Dreamhouse để được tư vấn chi tiết nhất.
Bảo Nguyễn
Hài lòng (1 )XóaSửaApproved2 năm trước
DreamhouseSM
Hài lòngXóaSửaApproved2 năm trước