Tổng hợp 10 cách làm sạch ghế sofa bị mốc đơn giản thực hiện ngay tại nhà

Sofa bị mốc là tình trạng thường xuyên xảy ra khi sử dụng trong thời gian dài, nguyên nhân chính thường do cách bảo quản chưa phù hợp. Khi xuất hiện nấm mốc, nếu không xử lý kịp thời, ghế có thể bị hư hỏng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy tham khảo ngay những cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết sofa da bị mốc

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nấm mốc trên ghế sofa có thể nhận biết dễ dàng bằng cách quan sát kỹ bề mặt. Một số dấu hiệu thường gặp trên sofa da khi bị mốc bao gồm:

  • Xuất hiện các đốm nhỏ với nhiều màu khác nhau như xám, đen, nâu hoặc vàng.
  • Khi chạm vào hoặc ngồi xuống, ghế có cảm giác cứng hơn, không còn mềm mại như ban đầu.
  • Lớp da bên ngoài bị xuống màu, không còn giữ được vẻ đẹp vốn có.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng tìm đến dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp hoặc tự áp dụng phương pháp xử lý phù hợp để loại bỏ nấm mốc hoàn toàn. Nếu để lâu, tình trạng này có thể lan rộng, làm ảnh hưởng đến các khu vực khác trên ghế. Ngoài ra, nấm mốc còn gây tác động xấu đến sức khỏe cũng như làm giảm độ bền của sofa theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết sofa da bị mốc

Dấu hiệu nhận biết sofa da bị mốc

Nguyên nhân khiến sofa da bị ẩm mốc

Sofa da bị mốc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

  • Độ ẩm cao, không khí bí bách: Khi thời tiết nồm hoặc độ ẩm trong phòng tăng cao mà không có sự lưu thông không khí, nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển. Đặc biệt, không chỉ sofa mà các vật dụng bằng vải, gỗ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
  • Không sử dụng sofa trong thời gian dài: Khi ghế ít được dùng, bụi bẩn và hơi ẩm tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc. Nếu sofa không được che phủ kỹ lưỡng khi gia đình vắng nhà lâu ngày, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh không đúng cách: Việc không làm sạch sofa định kỳ khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ, làm tăng nguy cơ ẩm mốc. Các chuyên gia khuyên nên vệ sinh ghế ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sạch sẽ và bền đẹp.
  • Sofa bị thấm nước nhưng không xử lý kịp thời: Nước hoặc thức ăn rơi vãi trên ghế nếu không được lau sạch ngay sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Đặc biệt, nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng nếu không xử lý đúng cách khi ghế bị bẩn cũng dễ dẫn đến tình trạng này.
  • Đặt sofa ở vị trí không phù hợp: Đặt sofa sát tường, gần nguồn hơi nước như quạt phun sương, hoặc ở nơi ít ánh sáng có thể khiến bề mặt ghế bị ẩm, bong tróc và nấm mốc phát triển nhanh hơn.
Nguyên nhân khiến sofa da bị ẩm mốc

Nguyên nhân khiến sofa da bị ẩm mốc

Sofa da bị mốc tác động thế nào tới sinh hoạt?

Nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc sofa bị mốc, dẫn đến tâm lý chủ quan, thậm chí bỏ qua hoặc chỉ xử lý sơ sài các vết mốc trên ghế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực nội thất và sức khỏe, tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà người dùng cần đặc biệt quan tâm, bao gồm:

1. Ảnh hưởng tới tuổi thọ của ghế

Nấm mốc là một trong những tác nhân khiến sofa nhanh chóng bị xuống cấp, giảm tuổi thọ của ghế. Do đó, khi sofa bị mốc, ghế không chỉ tạo cảm giác cứng, khó chịu khi ngồi mà nấm mốc còn sinh sôi, phát tán nhanh chóng gây hại đến phần khung ghế, từ đó, khiến ghế dễ bị mục, hư hỏng hơn.

2. Ảnh hưởng sức khỏe người dùng

Không chỉ nấm mốc, sofa bị mốc còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Điều nguy hiểm là tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng khi ngồi trên sofa mà nấm mốc, vi khuẩn có thể tạo mùi hôi, phát tán ra môi trường xung quanh gây cảm giác khó chịu. Một số bệnh lý thường gặp có thể bắt nguồn từ việc ghế sofa bị mốc như viêm da, hen suyễn, dị ứng, ngộ độc,…Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, người dùng cần thật sự chú ý khi sofa có dấu hiệu bị mốc.

3. Gây mất thẩm mỹ cho ghế Sofa da

Nấm mốc khiến sofa xuất hiện các nốt đốm, rong rêu, bạc màu hay các vết loang, sofa không đều màu tạo cảm giác bẩn thỉu cho sofa nói riêng và không gian sống nói chung. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến sofa biến đối từ mềm mại, bóng láng, bắt mắt thành sofa có bề mặt thô cứng, sần sùi, bạc màu. Lúc này, sofa đã đánh mất vẻ đẹp vốn có của nó, ngày càng trở nên cũ kỹ và nhếch nhác. Điều đó khiến cho không gian thiết kế không còn sang trọng, cao cấp như trước nữa, thay vào đó là cảm giác mất vệ sinh, kém tinh tế và kém thẩm mỹ.

10 cách xử lý ghế sofa bị mốc ngay tại nhà

Để loại bỏ vết mốc trên sofa một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây:

cách xử lý ghế sofa bị mốc ngay tại nhà

cách xử lý ghế sofa bị mốc ngay tại nhà

1. Xử lý sofa da bị mốc bằng rượu, cồn

Một số ý kiến cho rằng rượu và cồn có thể gây hại đến bề mặt và chất lượng của vải da. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia nội thất, cồn và chất cồn trong rượu có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào nấm mốc nhanh chóng và hiệu quả mà không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào với vải da. Do đó, xử lý sofa da bị mốc bằng rượu, cồn là một trong những cách tự nhiên, đơn giản, dễ thực hiện được khuyến cáo sử dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Pha cồn hoặc rượu với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 trong một cái thau sạch.
  • Bước 2: Dùng khăn hoặc cọ mềm thấm vào hỗn hợp rồi chà nhẹ nhàng lên chỗ bị mốc. Xả sạch khăn với dung dịch rồi lau sạch những vùng không bị mốc.
  • Bước 3: Dùng quạt hong khô sofa một.

Lưu ý:

  • Không đổ trực tiếp rượu và cồn lên bề mặt vải da.
  • Không dùng máy sấy vì điều này có thể khiến vải da trở nên khô cứng, bị nứt nẻ.
  • Để tránh trường hợp hỗn hợp có phản ứng hoặc khiến vải da bị đổi màu, bạn nên thử một vùng nhỏ ở góc khuất của ghế sofa.

2. Xử lý sofa da bị mốc bằng giấm trắng

Giấm trắng chứa những acid có thể loại bỏ các loại nấm mốc, vết bẩn trên quần áo, nội thất một cách dễ dàng. Do đó, bên cạnh công dụng sử dụng trong cho việc nấu ăn giấm trắng còn được sử dụng cho việc tẩy rửa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha giấm trắng với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 trong một cái thau sạch.
  • Bước 2: Dùng khăn hoặc cọ mềm thấm vào hỗn hợp rồi chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt sofa.
  • Bước 3: Xả khăn với nước sạch rồi lau lại ghế.
  • Bước 4: Dùng một chiếc khăn mềm, khô có khả năng thấm hút tốt lai sại sofa 1 lần nữa.

3. Xử lý vết mốc sofa da với Baking soda

Với thành phần chứa một lượng lớn muối Natri và HCO3, bột baking soda được ứng dụng nhiều trong việc vệ sinh nhà cửa, nội thất, loại bỏ vết bẩn, nấm mốc, hỗ trợ kháng khuẩn, khử mùi hôi. Để xử lý vết mốc trên ghế sofa bằng baking soda hiệu quả, bạn nên làm sạch bụi bẩn, vụn thức ăn, lông, tóc bám trên ghế bằng máy hút bụi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha một lượng vừa đủ bột baking soda với nước ấm trong trong một cái thau sạch.
  • Bước 2: Cho dung dịch vào bình xịt phun sương, sau đó, phun đều lên các khu vực bị nấm mốc và chờ trong vài phút.
  • Bước 3: Dùng khăn hoặc bàn chải lông mềm chà nhẹ theo hình vòng tròn lên vùng bị mốc.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ sofa bằng nước ấm.
  • Bước 5: Dùng quạt hoặc máy sấy hồng ngoại làm khô sofa.

Lưu ý: Không được sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi sofa dưới ánh nắng mặt trời để làm khô sofa vì điều này sẽ khiến lớp da bị cứng, bong tróc, mất thẩm mỹ.

4. Xử lý vết mốc bằng Isopropyl alcohol

Isopropyl alcohol (cồn isopropyl) là một dung dịch có tính sát khuẩn cao, thường được sử dụng để làm sạch bề mặt và tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc. Nhờ đặc tính bay hơi nhanh và không để lại cặn, cồn isopropyl có thể loại bỏ các vết mốc trên sofa da một cách hiệu quả mà không làm hư hại chất liệu. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp khử mùi hôi do nấm mốc gây ra, trả lại sự sạch sẽ và thơm tho cho ghế.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng máy hút bụi hoặc khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn, vụn thức ăn trên bề mặt sofa.
  • Bước 2: Pha loãng cồn isopropyl với nước theo tỷ lệ 1:1 (nếu sofa có chất liệu da mỏng, nhạy cảm). Đối với vết mốc cứng đầu, có thể dùng cồn nguyên chất.
  • Bước 3: Thấm dung dịch vào khăn mềm hoặc bông gòn, sau đó lau nhẹ lên vùng da bị mốc. Không đổ trực tiếp cồn lên sofa để tránh làm mất màu da.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ ghế bằng nước ấm để loại bỏ cồn còn sót lại.
  • Bước 5: Để sofa khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý:
Cồn isopropyl có khả năng làm khô da nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy, sau khi làm sạch, bạn có thể thoa một lớp kem dưỡng da chuyên dụng để bảo vệ bề mặt sofa, giữ cho da mềm mại và bền đẹp hơn. Ngoài ra, trước khi áp dụng lên toàn bộ ghế, hãy thử nghiệm trên một vùng nhỏ, khuất để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến màu sắc của da.

5. Làm sạch vết mốc trên sofa da bằng máy hút bụi

Máy hút bụi là dụng cụ thường được sử dụng trong việc vệ sinh sofa với khả năng làm sạch sâu và nhanh chóng. Do đó, khi ghế sofa bị mốc, bạn cũng có thể loại bỏ vết mốc bằng máy hút bụi.

Làm sạch vết mốc trên sofa da bằng máy hút bụi

Làm sạch vết mốc trên sofa da bằng máy hút bụi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng khăn mềm lau sạch bề mặt ghế.
  • Bước 2: Dùng máy hút bụi làm sạch sâu các khe, rãnh, đặc biệt là các khu vực có nấm mốc.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm, ẩm lau lại bề mặt ghế rồi để sofa khô một cách tự nhiên.

Lưu ý:

  • Không dùng máy sấy để làm khô sofa vì điều này có thể làm lớp da bị bong tróc, nứt nẻ, khô cứng.
  • Bạn nên chọn những ngày thời tiết khô thoáng để làm sạch sofa.

6. Dùng Silica Gel làm sạch sofa da bị mốc

Hiện nay, Silica gel là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn trong việc loại bỏ các vết mốc trên sofa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rãi hạt Silica gel lên trên các vị trí bị mốc của sofa và đợi cho đến khi các vết mốc được loại bỏ hoàn toàn.
  • Bước 2: Dùng khăn lau sạch ghế.

Lưu ý: Hạt Silica gel là là một chất hóa học có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là khi trẻ nghịch hoặc nuốt phải. Do đó, những gia đình có trẻ nhỏ nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng loại hạt này.

Dùng Silica Gel làm sạch sofa da bị mốc

Dùng Silica Gel làm sạch sofa da bị mốc

7. Sử dụng dịch vụ xử lý sofa da bị mốc

Một trong những cách xử lý ghế sofa da bị mốc đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính an toàn cho bộ ghế là liên hệ đến Dreamhouse để sử dụng các dịch vụ vệ sinh sofa. Đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những bộ ghế có thiết kế phức tạp, đặc biệt, với bộ ghế sofa da cao cấp, nhập khẩu với giá thành đắt đỏ. Ngoài việc xử lý nấm mốc, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng các dịch vụ vệ sinh sofa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của ghế.

8. Xử lý vết mốc với benzen, xăng thơm, axeton

Benzen, xăng thơm, axeton là những chất lỏng không màu, có khả năng tan chậm trong nước và có mùi hương tương đối dễ chịu. Khi tiếp xúc với các vết bẩn cứng đầu, các chất này có khả năng làm mềm hóa chúng, từ đó, loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi vệ sinh sofa bằng các chất này, ghế sẽ trở nên sáng bóng và láng mịn hơn, ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc về sau.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn, lông tóc, vụn thức ăn tích tụ trên sofa bằng máy hút bụi.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấm dung dịch tẩy rửa (benzen, xăng thơm hoặc axeton) rồi lau nhẹ lên vùng da bị mốc hoặc có vết bẩn cứng đầu.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch sau lại toàn bộ sofa rồi để ghế khô tự nhiên.

Lưu ý: Các dung dịch trên đều là sản phẩm hóa chất công nghiệp, dễ bay hơi nên việc hít chúng quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, khi loại bỏ nấm mốc cho sofa bằng cách này, bạn nên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và bao tay cẩn thận.

Xử lý vết mốc với benzen, xăng thơm, axeton

Xử lý vết mốc với benzen, xăng thơm, axeton

9. Dùng tinh dầu tự nhiên để loại bỏ vết mốc trên sofa da

Tinh dầu tự nhiên không chỉ có hương thơm dễ chịu mà còn sở hữu khả năng kháng khuẩn, khử mùi và loại bỏ nấm mốc hiệu quả. Một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà, sả chanh, oải hương có đặc tính kháng nấm mạnh, giúp làm sạch các vết mốc trên sofa da mà không gây hư hại bề mặt ghế. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu còn mang lại cảm giác thư giãn, giúp không gian sống trở nên trong lành, thoáng đãng hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng máy hút bụi hoặc khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn, lông thú, vụn thức ăn bám trên bề mặt sofa.
  • Bước 2: Pha loãng tinh dầu tự nhiên với nước theo tỉ lệ 5–7 giọt tinh dầu trên 200ml nước.
  • Bước 3: Thấm dung dịch này vào khăn mềm, sau đó lau nhẹ nhàng lên vùng da bị mốc. Đối với các vết mốc cứng đầu, có thể lặp lại thao tác nhiều lần.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ ghế rồi để sofa khô tự nhiên trong không gian thoáng mát.

Lưu ý: Tinh dầu tự nhiên là sản phẩm an toàn, lành tính nhưng một số loại tinh dầu có nồng độ cao có thể gây kích ứng nếu tiếp xúc trực tiếp với da tay. Vì vậy, bạn nên sử dụng găng tay khi vệ sinh sofa. Đồng thời, nên chọn tinh dầu nguyên chất để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các sản phẩm chứa hương liệu nhân tạo, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sofa.

Dùng tinh dầu tự nhiên để loại bỏ vết mốc trên sofa da

Dùng tinh dầu tự nhiên để loại bỏ vết mốc trên sofa da

10. Xử lý sofa da bị mốc bằng oxy già (hydrogen peroxide)

Oxy già (hydrogen peroxide) là một dung dịch có tính oxy hóa mạnh, thường được sử dụng để sát trùng vết thương và làm sạch bề mặt. Nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và làm mờ các vết bẩn hiệu quả, oxy già có thể được dùng để xử lý các vết mốc trên sofa da mà không làm hư hại chất liệu ghế. Ngoài ra, đây cũng là một giải pháp an toàn hơn so với các hóa chất tẩy rửa mạnh khác.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng máy hút bụi hoặc khăn mềm lau sạch bụi bẩn, lông thú, vụn thức ăn trên sofa.
  • Bước 2: Thấm một lượng nhỏ oxy già (3%) vào bông gòn hoặc khăn mềm, sau đó chấm nhẹ lên vùng da bị mốc. Tránh đổ trực tiếp oxy già lên sofa để không làm mất màu da.
  • Bước 3: Chờ khoảng 5–10 phút để oxy già phát huy tác dụng, sau đó dùng khăn sạch thấm nước ấm lau lại để loại bỏ dư lượng dung dịch còn sót lại.
  • Bước 4: Để sofa khô tự nhiên trong môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý:
Oxy già có thể làm nhạt màu da nếu sử dụng với nồng độ cao hoặc để trên bề mặt quá lâu. Do đó, nên thử nghiệm trước trên một góc nhỏ, khuất của sofa trước khi áp dụng lên toàn bộ vết mốc. Đồng thời, không nên sử dụng oxy già quá thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến độ bền của da ghế.

Cách để hạn chế sofa da bị mốc

Nếu bạn đang sử dụng hoặc có ý định mua sofa, việc chăm sóc và bảo quản đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ẩm mốc. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả:

  • Lựa chọn vị trí đặt sofa hợp lý: Đặt ghế ở nơi thông thoáng, tránh những khu vực ẩm thấp, ít ánh sáng như tầng hầm.
  • Không kê sát tường: Đây là vị trí dễ bị ẩm mốc do hơi ẩm từ tường thấm vào ghế.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn ẩm: Không đặt sofa gần quạt hơi nước, máy phun sương để tránh độ ẩm cao ảnh hưởng đến chất liệu ghế.
  • Giữ sofa sạch sẽ: Hạn chế để thú cưng, trẻ nhỏ ăn uống hoặc chơi đùa trên ghế để tránh tình trạng tè dầm, rơi vãi thức ăn gây ẩm mốc.
  • Duy trì độ ẩm trong phòng: Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý, tránh để phòng quá ẩm khi thời tiết thay đổi.
  • Vệ sinh định kỳ: Lau chùi thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sử dụng bọc ghế: Chọn loại bọc chống thấm nếu bạn không sử dụng sofa trong thời gian dài để bảo vệ ghế tốt hơn.

Những mẹo trên sẽ giúp bạn duy trì bộ sofa luôn sạch đẹp và bền lâu. Nếu cần hỗ trợ chuyên sâu hơn trong việc vệ sinh, bảo dưỡng sofa, bạn có thể liên hệ với Dreamhouse để được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

ID: 17688
4.88/5 - (20 Bình chọn)
Cách nhận biết và phân biệt gỗ công nghiệp An Cường

Cách nhận biết và phân biệt gỗ công nghiệp An Cường

Nhắc đến vật liệu gỗ công nghiệp như MDF - MFC - HDF - PICOMAT dường như rất quen thuộc với những ai đã từng làm nội thất cho gia đình mình nhưng không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa 2 loại MDF và MFC. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt những loại gỗ công nghiệp An Cường MDF và MFCMFC (Melamine Face Chipboard): MFC là code ván dăm chia làm 2 loại Code thường: màu vàng nhạt của gỗ tự

Tìm hiểu về Phong Thủy trong xây dựng nhà ở

Tìm hiểu về Phong Thủy trong xây dựng nhà ở

1. Phong thuỷ là gì?Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và Thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm,

Hướng Dẫn Sử Dụng Bảo Quản Sàn Gỗ Tự Nhiên

Hướng Dẫn Sử Dụng Bảo Quản Sàn Gỗ Tự Nhiên

10 cách bảo quản và sử dụng sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp cao cấp mà bạn nên biết, để luôn có một ngôi nhà sạch sẽ, sang trọng và ấm cúngXóa các vết cháy trên bề mặt sơn đồ gỗCác đấng mày râu thường hay vô ý đánh rơi tàn thuốc hay que diêm chưa tắt hẳn lên mặt bàn hay dưới sàn, có khi để lại vết cháy nhẹ. Sử lý vấn đề này ta lau nhẹ lên chỗ bị cháy rồi bôi lên một lớp sáp mỏng, vết cháy

Những điều cần biết về sàn gỗ để cuộc sống dễ dàng hơn

Những điều cần biết về sàn gỗ để cuộc sống dễ dàng hơn

A. Khái niệm sàn gỗTrong những năm gần đây, xu hướng sử dụng gỗ để lát sàn ngày càng được ưa chuộng hơn các loại vật liệu truyền thống như gạch men, gạch ốp lát thông thường. Đa số người dùng lựa chọn sàn gỗ để sử dụng vì những ưu điểm vượt trội của nó như ấm áp vào mùa đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè, không bị ướt trơn trượt vào những tháng trời nồm, thời gian thi công nhanh chóng và đặc biệt là

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.[adhtoc]1. Gỗ công nghiệp MFCMFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (như OSB, PB) phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.MFC OSB: hay gỗ ván dăm định hướng

Ưu nhược điểm của chất liệu gỗ Picomat?

Ưu nhược điểm của chất liệu gỗ Picomat?

Tủ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, xoan đào, gụ, hay gỗ công nghiệp MDF chống ấm An Cường… là những vật liệu đã có từ rất lâu rồi. Nhưng trong thời gian gần đây mọi người thường nhắc đến cái tên tủ gỗ nhựa Picomat. Vậy, gỗ nhựa Picomat là gì? Nó có những ưu nhược điểm gì vượt trội khiến mọi người quan tâm đến vậy? Cùng chúng tôi điểm qua chút về ưu nhược điểm của loại gỗ nhựa này[adhtoc]1. Những ưu

Thảm trải sàn và những điều cần biết về thảm trải sàn

Thảm trải sàn và những điều cần biết về thảm trải sàn

Cho tới hiện nay, thảm trải sàn phòng khách vẫn luôn là từ khóa nhận được sự quan tâm của các gia đình Việt. Cùng với sự phát triển của thiết bị máy móc, công nghệ thảm trang trí cũng đa dạng hơn về mẫu mã, màu sắc và chất liệu.Bên cạnh ưu điểm mang đến cho khách hàng nhiều sự chọn lựa hơn thì điều đó vô tình trở thành nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng rơi vào tâm thế hoang mang không biết

Tìm hiểu các loại da bọc ghế sofa phổ biến nhất hiện nay

Tìm hiểu các loại da bọc ghế sofa phổ biến nhất hiện nay

Nhu cầu mua ghế sofa thời điểm cuối năm đang tăng lên đáng kể. Người người nhà nhà đang gấp rút tìm bộ sofa nội thất cho ngôi nhà của mình. Nhằm chuẩn bị không gian để đón tết thật tươi mới. Những bộ sofa da nhận được nhiều sự quan tâm nhất của khách hàng. Do giá thành của chúng khá cao nên khách mua luôn muốn tìm hiểu kỹ càng nhất về sản phẩm. Nhất là các loại da bọc ghế sofa nhằm lựa chọn chất l

Kích thước tiêu chuẩn của đồ nội thất trong xây dựng nhà ở

Kích thước tiêu chuẩn của đồ nội thất trong xây dựng nhà ở

Một không gian sống thoải mái, hoàn hảo là điều mong ước của mỗi người khi xây dựng “tổ ấm” cho mình. Bên cạnh tạo ra ý tưởng tuyệt vời cho căn hộ, thì để lựa chọn được kích thước Nội thất đồ nội thất bên trong sao cho phù hợp nhất với diện tích của ngôi nhà, sự hài hòa về mặt hình khối là điều hết sức quan trọng trong xây dựng nhà ở. Bài viết dưới đây Dreamhouse sẽ chia sẻ với Quý khách chi tiết

Cấu tạo chi tiết của một bộ sofa cao cấp được sản xuất tại Dreamhouse

Cấu tạo chi tiết của một bộ sofa cao cấp được sản xuất tại Dreamhouse

Một bộ sofa thật đẹp không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của các thành phần cơ bản như khung, chân, lò xo, đệm ngồi, đệm tựa và vỏ bọc mà còn phải là sự kết tinh của sự sáng tạo và khéo léo trong thiết kế.Tưởng tượng một chiếc sofa hoàn hảo, nó tựa như một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ những yếu tố độc đáo và tinh tế. Khung sofa không chỉ đơn giản là khung gỗ thông thường, mà nó được chế t

Đánh giá bài viết