Mạ PVD là gì? Mạ PVD có an toàn không? Mạ PVD đắt hay rẻ?
Quý Khách hàng thân mến, hiện nay công nghệ mạ PVD được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và nhiều sản phẩm như ô tô, Nội thất, linh kiện điện tử, công nghệ vũ trụ … Nhưng mạ PVD là gì và những ưu điểm mà nó đem lại thì còn khá xa lạ đối với mọi người. Dưới đây là một loạt các câu hỏi và câu trả lời xoay quanh về Công nghệ mạ PVD, mời các bạn tìm hiểu cùng chúng tôi.
- Mã PVD là gì?
- Sự ra đời của công nghệ Mạ PVD!
- Tại sao Inox nên sử dụng công nghệ mạ PVD?
- Mạ PVD có độc hại đối với con người và hệ sinh thái không?
- Tạo ra lớp mạ đồng nhất phủ trên bề mặt vật liệu chính
- Mang lại hiệu quả tối ưu cho vật liệu Inox
- Mạ PVD có mã được những vật thể có kích thước lớn hay không?
- PVD có mã được những vật liệu nào?
- Mã PVD có đa dạng về màu sắc không?
- Giữa mạ PVD và sơn tĩnh điện, mã điện thông thường thì công nghệ nào nhanh hơn?
- Độ bền của công nghệ mạ PVD so với các công nghệ khác?
- Giá thành giữa mã PVD và các công nghệ khác chênh lệnh nhưng thế nào?
- Nên lựa chọn công nghệ nào?
Mã PVD là gì?
Ngắn gọn, mạ PVD là mã Titan là công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện nay. Đó là một quy trình thân thiện với môi trường, cung cấp bề mặt đẹp và bền trên thiết bị gia dụng, đồng hồ, Nội thất, ống nước, khung cửa, trang trí ô tô, thiết bị thể thao, dụng cụ y tế, chiếu sáng trong nhà/ngoài trời, các yếu tố kiến trúc, … Mạ PVD hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tiêu biểu là chi tiết máy, đồ nội thất và trang sức.
Khoa học: PVD là viết tắt của Physical Vapor Deposition, tiếng việt nghĩa là sự lắng đọng hơi vật lý, là quá trình tráng chân không làm bay hơi kim loại rắn thành plasma của các nguyên tử hoặc phân tử, hơi có thể lắng đọng như một lớp phủ hiệu suất cao trên nhiều chất nền khác nhau.
Sự ra đời của công nghệ Mạ PVD!
Trước khi công nghệ mạ PVD ra đời, các sản phẩm mạ vàng thường có độ bền màu thấp, dễ bong tróc. Công nghệ mạ PVD ra đời giúp cải thiện lớp mạ rõ rệt, cho sản phẩm màu sắc sáng bóng như mạ vàng, Titan truyền thống nhưng bền màu gấp nhiều lần, khó bong tróc. Từ đó mà tuổi thọ của vật liệu cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Kết hợpmạ PVD với lõi thép không gỉ (Inox) cho ra đời các sản phẩm cứng cáp từ trong ra ngoài. Trong ngành nội thất, nổi bật hơn cả là sự kết hợp giữa mạ PVD và Inox 304 có đặc tính chống ăn mòn cực tốt, độ thẩm mỹ tuyệt vời, sang trọng.
Tại sao Inox nên sử dụng công nghệ mạ PVD?
Inox có mầu trắng, độ mịn và độ cứng tuyệt vời, khi kết hợp với PVD sẽ cho ra những sản phẩm nhiều màu sắc, độ bóng tuyệt vời.
Mạ PVD có độc hại đối với con người và hệ sinh thái không?
Nếu như những phương pháp xi mạ truyền thống ẩn chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường thì PVD được coi là giải pháp khắc phục triệt để những vấn đề này. Công nghệ PVD không chỉ tạo ra lớp mạ bền đẹp mà còn thân thiện với môi trường và an toàn cho người công nhân và người tiêu dùng.
Tạo ra lớp mạ đồng nhất phủ trên bề mặt vật liệu chính
Quá trình xi mạ diễn ra trong môi trường chân không, dưới tác động của Plasma, thế nên bề mặt kim loại không phải chịu tác động của không khí hay tạp chất. Do đó, xi mạ bằng công nghệ PVD giúp tạo ra lớp mạ đồng nhất và đều màu, bóng loáng.
Mang lại hiệu quả tối ưu cho vật liệu Inox
Làm thế nào để cho ra được lớp xi mạ Inox sáng bóng và bền chặt luôn là thử thách đối với các kỹ thuật xi mạ truyền thống. Thế nhưng, đối với công nghệ PVD, mạ trên vật liệu Inox là chuyện rất đỗi bình thường. Lớp mạ Inox được xử lý bằng PVD không chỉ bền đẹp mà còn có khả năng chống ma sát rất cao.
Mạ PVD có mã được những vật thể có kích thước lớn hay không?
Lò mạ lớn có thể phủ những sản phẩm với kích thước rộng. Những sản phẩm có hình dạng phức tạp hoặc khối lượng lớn các sản phẩm nhỏ.
PVD có mã được những vật liệu nào?
Về cơ bản, lớp phủ PVD nói chung có thể phủ lên được hầu hết tất cả các chất liệu, từ inox, thép hợp kim, nhôm, nhựa đến film PET hay sợi dệt. Nhưng để tạo được lớp phủ phù hợp, ta cần sự hiểu biết sâu hơn về mục đích sử dụng, nhu cầu khách hàng và kết hợp một quá trình dài từ khâu tiền xử lý bề mặt, tẩy rửa, kết hợp các lớp PVD và hoàn thiện bề mặt.
Tìm hiểu thêm về bài viết PVD có thể mạ lên những vật liệu nào?
Mã PVD có đa dạng về màu sắc không?
Trong quá trình mạ, có nhiều màu được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại khí tinh khiết cao. Bên cạnh đó cũng làm lớp mạ có khả năng chống ăn mòn.
Thiết bị hiện đại có thể điều khiển quá trình chính xác và giao diện đồ họa máy tính để đảm bảo lớp mạ nhất quán từ lô này sang lô khác, màu sắc chuẩn theo thiết kế.
Giữa mạ PVD và sơn tĩnh điện, mã điện thông thường thì công nghệ nào nhanh hơn?
Với quy trình khắt khe từ bước chọn vật liệu nền – xử lý bề mặt đến lúc hoàn thiện mã PVD vậy nên về tiến độ thì mạ PVD có chậm hơn so với 2 công nghệ trước, nhưng ngược lại, độ thẩm mỹ tuyệt vời mà công Nghệ này mang lại.
Độ bền của công nghệ mạ PVD so với các công nghệ khác?
Mạ vàng PVD bền hơn. Đơn giản bởi vì cấu trúc kim loại nhiều tầng giúp sản phẩm được mạ vàng PVD được ma sát tốt, khó bị trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn, nhiệt độ …
Mạ vàng PVD có độ bám dính tuyệt vời, lớp phủ thống nhất nên đồng hồ có nước mạ vàng đẹp, mịn hơn và tính thẩm mỹ cao hơn.
Giá thành giữa mã PVD và các công nghệ khác chênh lệnh nhưng thế nào?
Chi phí giữa phương pháp sơn tĩnh điện thông thường và mã PVD khác nhau rất lớn, nên quý khách hãy cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp mạ PVD, ước tính chi phí tăng từ 200-300 % chi phí, tùy từng cấu kiện cụ thể và tiến độ bàn giao.
Nên lựa chọn công nghệ nào?
Việc lựa chọn công nghệ nào chác các bạn cũng đã biết được từ những câu hỏi và câu trả lời phía trên rồi phải không.
Nếu các bạn còn băn khoăn về công nghệ PVD thì hay liên hệ ngày với Dreamhous để được tư vấn trực tiếp và chi tiết nhất.
Liên hệ: 083 6629 555 – Mr Dương
DreamhouseSM
Hài lòngXóaSửaApproved2 năm trước
Nguyễn Đức Quang
Hài lòngXóaSửaApproved2 năm trước1
DreamhouseSM
Hài lòngXóaSửaApproved2 năm trước